Hướng dẫn nguồn kinh phí thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở năm 2018

22/10/2018 - 01:41
116

Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 68/2018/TT-BTC hướng dẫn xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở theo Nghị định số 72/2018/NĐ-CP và điều chỉnh trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc theo Nghị định số 88/2018/NĐ-CP của Chính phủ

Ảnh minh họa

Thông tư nêu rõ về xác định nguồn kinh phí điều chỉnh mức lương cơ sở theo Nghị định số 72/2018/NĐ-CP trong năm 2018 của các bộ, cơ quan Trung ương như sau:

Đối với các cơ quan hành chính nhà nước, Đảng, đoàn thể: Sử dụng nguồn thực hiện cải cách tiền lương đến hết năm 2017 chưa sử dụng hết chuyển sang năm 2018 (nếu có); sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2018 (phần còn lại sau khi đã sử dụng để thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,21 triệu đồng/tháng lên 1,3 triệu đồng/tháng); nguồn tiết kiệm chi gắn với thực hiện các giải pháp đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo quy định (từ định mức chi hoạt động, chi lương dành ra cho số biên chế được tinh giản, sắp xếp lại bộ máy hành chính và từ các giải pháp khác nếu có theo quy định).

Trường hợp các nguồn kinh phí theo quy định nêu trên nhỏ hơn nhu cầu kinh phí điều chỉnh mức lương cơ sở theo quy định; cơ quan, đơn vị phải tự bố trí, sắp xếp trong phạm vi dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2018 được giao để bảo đảm đủ nguồn thực hiện.

Trường hợp cơ quan, đơn vị sau khi bảo đảm đủ nguồn kinh phí điều chỉnh mức lương cơ sở theo quy định mà nguồn thu dành để cải cách tiền lương còn dư lớn và có nhu cầu phát triển hoạt động, thì đề xuất phương án sử dụng, báo cáo bộ, cơ quan Trung ương quản lý để tổng hợp, gửi Bộ Tài chính có ý kiến thống nhất trước khi sử dụng; đồng thời phải cam kết tự bảo đảm nguồn kinh phí của cơ quan, đơn vị để điều chỉnh tiền lương tăng thêm theo lộ trình do cơ quan có thẩm quyền quyết định.

Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập: Nguồn thực hiện cải cách tiền lương đến hết năm 2017 chưa sử dụng hết chuyển sang năm 2018 (nếu có); sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2018 (phần còn lại sau khi đã sử dụng để thực hiện đến mức lương cơ sở 1,3 triệu đồng/tháng). Riêng đối với số thu từ việc cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, y tế dự phòng và dịch vụ y tế khác của cơ sở y tế công lập sử dụng tối thiểu 35%; nguồn tiết kiệm chi gắn với thực hiện các giải pháp đổi mới hệ thống tổ chức, quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định

Về nguồn kinh phí thực hiện Nghị định số 72/2018/NĐ-CP, Nghị định số 88/2018/NĐ-CP trong năm 2018 của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Sử dụng nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên (không kể các khoản chi tiền lương, phụ cấp theo lương, các khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) dự toán năm 2018 tăng thêm so với dự toán năm 2017 theo Quyết định giao dự toán của Bộ Tài chính; sử dụng nguồn 50% nguồn tăng thu ngân sách địa phương (không kể thu tiền sử dụng đất, thu sổ xố kiến thiết) thực hiện so với dự toán năm 2017 được Thủ tướng Chính phủ giao; sử dụng nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương năm 2017 chưa sử dụng hết chuyển sang (nếu có); sử dụng nguồn còn dư (nếu có) sau khi bảo đảm nhu cầu điều chỉnh tiền lương đến mức lương cơ sở 1,3 triệu đồng/tháng...

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 19/9/2018.

 

Theo baochinhphu.vn 

bình luận

Tìm kiếm

Chịu trách nhiệm: Bà Đỗ Thị Thái Hà, Phó Giám đốc Sở

Trụ sở: Đường Trần Hưng Đạo, Phường Minh Xuân, Thành phố Tuyên Quang.

Điện thoại: (0207).3822.348 - Fax:02073.823.160 - Email: sokhdt@tuyenquang.gov.vn

Ghi rõ nguồn Trang thông tin điện tử Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Tuyên Quang (https://sokehoach.tuyenquang.gov.vn) khi trích dẫn lại thông tin từ địa chỉ này.

Thống kê truy cập
Số người online:
1
Số lượt truy cập tháng:
1
Số lượt truy cập năm:
1
Chung nhan Tin Nhiem Mang